Tags:

  • nông nghiệp Hà Nam

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH) nông nghiệp, tạo bước đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035 và Nghị quyết 15-NQ/TU về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, bức tranh nông nghiệp, nông thôn Hà Nam đã có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện. Điều đó chứng minh, khi các chủ trương chính sách được hiện thực hóa không chỉ đem lại diện mạo mới cho nông thôn mà còn tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, tư duy của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Vai trò, vị trí của “tam nông” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được khẳng định. Tuy nhiên, để tạo bước đột phá, nhiều “điểm nghẽn” của “tam nông” cần phải được quan tâm tháo gỡ; trong đó, người nông dân phải được đặt vào vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như xây dựng NTM.

Hằng năm, tỉnh Hà Nam phấn đấu gieo trồng khoảng gần 9.000 ha cây màu vụ đông, trong đó có hơn 60% diện tích trên đất 2 lúa. Các địa phương trong tỉnh đều hướng đến sản xuất các loại cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Việc tổ chức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân thông qua HTXDVNN và các đại lý được quan tâm, bảo đảm thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện trong phát triển nông nghiệp. Đã có nhiều mô hình sản xuất tập trung được xây dựng và phát huy hiệu quả. Hiện, tỉnh đang tiếp tục khuyến khích hình thành thêm những vùng sản xuất nông sản sạch, nhất là rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Công nghệ số đang được phát triển rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống. Trong nông nghiệp, các cơ sở sản xuất và người dân đang từng bước áp dụng công nghệ số giúp thay đổi cách làm, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả của sản phẩm.

Bước vào đầu tháng 10, giai đoạn cao điểm gieo trồng cây vụ đông, nhất là những cây trồng ưa ấm. Trong điều kiện lúa mùa năm nay thu hoạch muộn do tác động từ vụ xuân, người dân các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp gieo trồng nhằm bảo đảm diện tích gieo trồng vụ đông theo kế hoạch đề ra.

Giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn Hà Nam tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng 56,5% trong cơ cấu nội ngành, đóng góp chủ yếu vào việc duy trì tăng trưởng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi, thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi cần tăng cường quản lý để giữ đà tăng trưởng và phát triển đúng định hướng trong thời gian tới.

Kỳ 2: Nông dân vẫn chưa mặn mà Chúng ta còn nhớ năm 1960, Bác Hồ đã đích thân lội ruộng dùng thử máy cấy thủ công kiểu Nam Ninh của Trung Quốc tại Trại thí nghiệm thuộc Sở Nông - Lâm Hà Nội. Lúc ấy chiếc máy cấy đã cho năng suất gấp khoảng 15 người cấy bằng tay, làm dấy lên mơ ước về chuyện giải phóng đôi bàn tay và cái lưng của những nông dân ngàn đời trồng lúa nước… Và thực tế 60 năm qua, cấy lúa bằng máy được đánh giá rất ưu việt. Tuy nhiên, máy cấy vẫn chưa thay được những bàn tay cấy lúa.

Để phục vụ sản xuất vụ xuân 2021, công trình đầu mối cống và âu thuyền Phủ Lý (hệ thống thủy lợi Tắc Giang - Phủ Lý) đã được vận hành từ ngày 22/12/2020. Theo đó, tổ quản lý công trình đã phân công cán bộ, công nhân trực 24/24 giờ theo dõi mực nước triều trên sông Đáy và vận hành mở cửa cống, âu thuyền nhập và giữ nước trên sông Châu. 

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy